Trong HTML, bạn có thể ghi chú thích (comment) bằng cách sử dụng cú pháp <!-- Nội dung ghi chú -->
. Các comment này giúp lập trình viên giải thích mã nguồn, tạm thời vô hiệu hóa một đoạn mã, hoặc ghi chú những phần quan trọng mà không ảnh hưởng đến việc hiển thị trên trình duyệt. Ghi chú trong HTML rất hữu ích khi làm việc nhóm hoặc khi cần xem lại mã sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chúng một cách hợp lý để tránh làm rối mã nguồn và ảnh hưởng đến hiệu suất tải trang. Hãy cùng Y2Graphic tìm hiểu nhé !
Chú thích là gì !?
– Trong ngôn ngữ HTML, chú thích là những đoạn mã mà khi trình duyệt gặp phải chúng thì trình duyệt sẽ bỏ qua (điều đó đồng nghĩa với việc những đoạn mã này tàng hình đối với trình duyệt, mặc cho nó đúng hay sai cú pháp thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc hiển thị của các phần tử khác)
Tại sao lại phải dùng chú thích !?
– Trong quá trình soạn thảo mã, đôi khi có những chỗ phức tạp mà chúng ta cần phải ghi lại một vài câu giải thích để sau này có xem lại mã lệnh thì cũng dễ dàng hơn, đó chính là thời điểm mà chúng ta cần phải dùng đến chú thích.
Cách viết chú thích
– Để viết chú thích, ta đặt những nội dung chú thích vào bên trong cặp thẻ <!– –>
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Xem ví dụ</title>
<meta charset="utf-8">
</head>
<body>
<!-- BÊN DƯỚI LÀ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA TÔI -->
<p>- Họ tên: Nguyễn Thành Nhân</p>
<p>- Sinh năm: 1993</p>
<p>- Giới tính: Nam</p>
</body>
</html>
– Lưu ý: Cặp thẻ <!– –> có thể dùng để viết chú thích cho những nội dung nằm gọn trên một dòng hoặc nằm trải dài trên nhiều dòng.
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Xem ví dụ</title>
<meta charset="utf-8">
</head>
<body>
<!-- BÊN DƯỚI LÀ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA TÔI -->
<p>- Họ tên: Nguyễn Thành Nhân</p>
<p>- Sinh năm: 1993</p>
<p>- Giới tính: Nam</p>
<!-- BÊN TRÊN
LÀ
THÔNG TIN CÁ NHÂN
CỦA TÔI -->
</body>
</html>
Công dụng khác của chú thích
Ngoài việc ghi nhận lại các lời giải thích, chú thích còn thường được dùng để vô hiệu hóa các đoạn mã với mục đích kiểm tra sự thực thi của những đoạn mã còn lại.
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Xem ví dụ</title>
<meta charset="utf-8">
</head>
<body>
<p>- Họ tên: Nguyễn Thành Nhân</p>
<!--<p>- Sinh năm: 1993</p>
<p>- Giới tính: Nam</p>-->
<p>- Quê quán: Cần Thơ</p>
<p>- Cân nặng: 75kg</p>
<!--<p>- Sở thích: Chơi game</p>-->
</body>
</html>